Kết quả tìm kiếm cho "di tích miếu Bà Chúa Xứ xã Tây Phú”"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 199
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
TP. Châu Đốc với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, quần thể di tích lịch sử văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới, như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (gắn với Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng các món ăn đặc sản hấp dẫn, mang hương vị độc đáo riêng.
19/5 là ngày ghi nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng. Đặc biệt, đây là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng, đất nước ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Học Lãnh Sơn là “tên giấy tờ” rất đẹp của núi Sam. Cũng nằm trong “Thất Sơn”, nhưng núi Sam khá nhỏ bé so với các ngọn núi anh em. Bù lại, từ chân núi lên đến đỉnh núi Sam dày đặc 200 ngôi chùa, miếu, am… mang đến không gian tâm linh riêng biệt. Nhiều dấu ấn của tiền nhân cũng được ghi nhận, lưu giữ đến ngày nay.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện lai rai, cũng là lúc Vía Bà Chúa Xứ núi Sam dần bước vào cao điểm, lượng khách thập phương đổ về càng đông đúc. Đặc biệt, 2025 là năm đầu tiên Vía Bà được tổ chức sau khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Là sự kiện văn hóa dân gian tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân địa phương hơn 170 năm qua, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên) luôn thu hút đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh tham dự.
Ở An Giang, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là trung tâm tín ngưỡng lớn nhất miền Tây, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Trong khi đó, đình thần Vĩnh Thạnh Trung, là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống của đình làng Nam Bộ. Phía sau sự trang nghiêm ấy là những người cống hiến thầm lặng, dành cả đời để gìn giữ không gian tín ngưỡng linh thiêng.
Nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, An Giang không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm hồn quê dân dã, bình dị với những con người mộc mạc.
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.